Current Asset là gì?
Tài sản hiện hành (current asset) đại diện cho tất cả Tài sản của một công ty có thể bán, tiêu thụ, sử dụng một cách thuận tiện thông qua các hoạt động kinh doanh cơ bản và có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong kì hạn một năm.
Vì tài sản hiện hành là một loại tài sản tiêu chuẩn thể hiện trong bảng cân đối kế toán, nên kì hạn là một năm kể từ thời hạn ghi trên tiêu đề của bảng cân đối kế toán của công ty.
Tài sản hiện hành bao gồm tiền mặt, các khoản tương đương tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho, chứng khoán có thể mua bán, nợ trả trước và các tài sản lưu động khác. Trong luật pháp một số nước, thuật ngữ tài sản hiện hành (current asset) còn được gọi là current account (tài khoản, ngân sách tạm thời).
Trong Tiếng Việt, tài sản hiện hành còn được gọi bằng các từ thay thế như tài sản hiện tại, tài sản vãng lai.
Tài khoản hiện hành trái ngược với tài sản lâu năm, là loại tài sản không thể chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng một năm. Chúng thường bao gồm các loại tài sản như đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị, bản quyền và các khoản đầu tư kém thanh khoản.
Tài sản hiện hành cho chúng ta biết điều gì?
Tài sản hiện hành quan trọng trong kinh doanh vì chúng có thể dùng để chi trả cho các hoạt động vận hành hàng ngày. Vì thuật ngữ được báo cáo dưới đơn vị tiền tệ (VNĐ), nên tài sản hiện hành cũng là tài sản lưu động của công ty.
Tuy nhiên, nên lưu ý rằng current asset chỉ liệt kê các loại tài sản có thể thanh lí tại một mức giá phù hợp trong một năm tiếp theo. Ví dụ, những mặt hàng thuộc ngành tiêu dùng nhanh (FMCG) dù tồn kho nhưng có thể bán dễ dàng trong khoảng thời gian ngắn, sẽ được xếp vào tài sản hiện hành. Tuy nhiên những loại khó thanh lí hơn như máy móc công nghiệp nặng sẽ không được tính vào tài sản hiện hành.
Tài sản hiện hành rất đa dạng tuỳ thuộc vào ngành nghề và sản phẩm thị trường. Bao gồm từ các thùng dầu thô, hàng dệt may, sản phẩm từng công đoạn trong kho, nguyên vật liệu hay thậm chí là ngoại tệ (đô la).
Các thành phần chính trong tài sản hiện hành
Tiền mặt, các khoản tương đương tiền hay tài sản khác dễ dàng được xếp vào mục tài sản hiện hành. Ngoài ra có những nhóm tài sản sau cũng được xếp vào current asset nên lưu ý:
Khoản phải thu
Khoản phải thu thể hiện số tiền bán sản phẩm hay dịch vụ đã giao hay sử dụng nhưng chưa được khách hàng trả tiền. Loại này được xếp vào tài sản hiện hành miễn là thời gian khách trả tiền là trong vòng một năm tiếp theo.
Nếu doanh nghiệp nào bán các sản phẩm dài hạn cho khách hàng sử dụng trước tính theo năm, khả năng cao có nhiều khoản phải thu không thể xếp vào tài sản hiện hành.
Cũng có trường hợp nhiều khoản phải thu không thể thu hồi hoàn toàn. Những phần này sẽ phải trừ ra và không được xếp vào tài sản hiện hành.
Hàng tồn kho
Hàng tồn kho chỉ nguyên vật liệu, thành phần và sản phẩm hoàn thiện của một công ty. Nhưng việc xếp nhóm này vào tài sản hiện hành cần cân nhắc kĩ càng.
Các phương pháp kế toán khác nhau sẽ tính lượng hàng tồn kho khác nhau. Cũng như tuỳ thời điểm để xét tính thanh khoản của tài sản tuỳ vào sản phẩm và lĩnh vực. Dẫn đến kết quả khác nhau trong việc phân loại hàng tồn kho có phải tài sản hiện hành hay không.
Ví dụ, không có gì đảm bảo rằng một dàn khoan khai thác than sẽ bán đi được trong một năm tới, nhưng khả năng cao là số lượng áo mưa này sẽ bán được trong mùa mưa cuối năm nay.
Hàng tồn kho thanh khoản thấp hơn các khoản phải thu và làm chậm vốn lưu động. Nếu nhu cầu cho một hàng hoá cụ thể thay đổi không ngờ trước, thường ảnh hưởng trong từng lĩnh vực cụ thể, hàng tồn kho có thể bị tồn đọng lại và không được tính là tài sản hiện hành.
Các khoản trả trước
Khoản trả trước chỉ các khoản thanh toán của công ty cho hàng hoá hay dịch vụ sẽ nhận được trong tương lai. Đây được xem là tài sản hiện hành. Mặc dù không thể chuyển thành tiền mặt hoàn toàn nhưng nhóm này đại diện cho giá trị hàng hoá hay dịch vụ sẽ nhận được trong tương lai.
Các khoản trả trước giúp doanh nghiệp có thể tập trung vốn để dùng cho mục đích khác. Chi phí trả trước bao gồm như thanh toán các hợp đồng Bảo hiểm hay chi trả nhà thầu xây dựng vân vân.