Hợp đồng tương lai là gì?
Futures, hay hợp đồng tương lai là gì? Là các hợp đồng tài chính phái sinh quy định về một giao dịch tài sản của hai bên tại một thời điểm và giá cả xác định trước trong tương lai. Lúc đó, người mua bắt buộc phải mua và bên bán phải bán tài sản cơ sở tại với mức giá định sẵn. Bất kể giá thị trường tại thời điểm đáo hạn của hợp đồng như thế nào.
Tài sản cơ sở có thể bao gồm các hàng hoá vật lí hay các công cụ tài chính khác. Hợp đồng tương lai cũng quy định chi tiết khối lượng giao dịch của tài sản cơ sở và được chuẩn hoá để có thể giao dịch trên các sàn futures.
Hợp đồng tương lai có thể dùng để phòng vệ hoặc đầu cơ.
Những điểm quan trọng cần ghi nhớ
- Hợp đồng tương lai là hợp đồng tài chính bắt buộc người mua phải mua một tài sản hoặc người bán phải bán một tài sản trong tương lai, với thời điểm và giá cả được xác định trước.
- Đây là công cụ để nhà đầu tư có thể đầu cơ về giá, hướng đi của một loại chứng khoán, hàng hoá hay công cụ tài chính.
- Hợp đồng tương lai cũng có thể dùng để phòng ngừa biến động giá của tài sản cơ sở. Giúp ngăn ngừa tổn thất từ những thay đổi giá trái chiều.
Hiểu rõ hơn về Futures
Hợp đồng tương lai cho phép các nhà giao dịch tài chính định sẵn mức giao cho một loại tài sản hay hàng hoá. Những hợp đồng này có thời gian và mức giá đáo hạn được biết trước. Hợp đồng tương lai thường được xác định bởi tháng đáo hạn.
Ví dụ, một hợp đồng tương lai của vàng tháng 12 tức đáo hạn trong tháng 12. Thuật ngữ “Futures” thường ám chỉ chung thị trường hợp đồng tương lai một cách tổng thể.
Có nhiều loại hợp đồng tương lai có thể giao dịch được:
- Hợp đồng tương lai hàng hoá như dầu thô, khí ga tự nhiên, ngô và lúa mì.
- Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu như Chỉ số S&P 500
- Hợp đồng tương lai tiền tệ bao gồm đồng Euro hay Bảng Anh.
- Hợp đồng tương lai kim loại quý như vàng hoặc bạc.
- Hợp đồng tương lai của Kho bạc Hoa Kỳ cho trái phiếu và các sản phẩm khác.
Nên lưu ý phân biệt giữa hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn. Quyền chọn (Options) trao cho người nắm giữ quyền có thể mua hoặc bán tài sản cơ sở tại thời điểm đáo hạn. Trong khi đó, người nắm giữ hợp đồng tương lai bắt buộc phải thực hiện điều khoản hợp đồng.
Ưu điểm của hợp đồng tương lai là gì?
- Nhà đầu tư có thể dùng hợp đồng tương lai để đầu cơ hướng đi giá tài sản cơ sở.
- Các doanh nghiệp có thể phòng vệ giá các nguyên vật liệu thô hoặc sản phẩm bằng cách bán hợp đồng tương lai.
- Giao dịch hợp đồng tương lai thường chỉ cần sử dụng một phần vốn so với tổng giá trị hợp đồng. Tức có tính năng đòn bẩy tài chính.
Nhược điểm của hợp đồng tương lai
- Nhà giao dịch có rủi ro sẽ mất số vốn lớn hơn số vốn ban đầu vì futures có dùng đòn bẩy.
- Giao dịch kí quỹ (margin trading) là con dao hai lưỡi cho các nhà đầu tư.
Giao dịch hợp đồng tương lai
Thị trường hợp đồng tương lai thường dùng đòn bẩy cao.
Đòn bẩy có nghĩa là nhà giao dịch không cần đặt 100% tổng giá trị hợp đồng khi thực hiện giao dịch. Thay vào đó, đơn vị môi giới thường yêu cầu một khoản kí quỹ ban đầu. Bao gồm một phần của giá trị hợp đồng. Số vốn kí quỹ có thể thay đổi tuỳ theo khối lượng mua bán của futures, mức độ uy tín của nhà đầu tư và các điều khoản khác của công ty môi giới.
Sàn giao dịch nơi mua bán futures sẽ quyết định cách thức tất toán của hợp đồng là giao hàng vật lí hoặc tiền mặt. Doanh nghiệp có thể chọn cách giao hàng hoá vật lí, để phòng vệ, đảm bảo số lượng hàng hoá cần cho kinh doanh sản xuất.
Tuy nhiên hầu hết hợp đồng tương lai được thực hiện bởi các nhà đầu tư. Cho nên hầu hết chọn cách tất toán tiền mặt. Khi hợp đồng hết hạn họ sẽ nhận được khoản chênh lệch giữa giá tất toán hiện tại và giá mua bán ban đầu.
Đầu cơ với hợp đồng tương lai
Nhà giao dịch có thể đặt cược vào hướng đi của một loại tàn sản bằng hợp đồng tương lai.
Nếu một nhà giao dịch mua futures và giá hàng hoá cơ sở tăng lên trên mức giá mua ban đầu tại thời điểm đáo hạn. Đây sẽ là một thương vụ sinh lời cho nhà giao dịch.
Tại thời điểm trước khi đáo hạn, vị thế mua của nhà giao dịch sẽ được đưa lên thị trường và tất toán bằng một giao dịch bán có khối lượng từ đó. Từ đó giúp đóng vị thể của nhà giao dịch một cách hiệu quả và an toàn.
Mức giá chênh lệch giữ hai giao dịch mua bán này sẽ được tất toán bằng tiền mặt vào tài khoản môi giới của nhà đầu tư. Và thường sẽ không có tất toán bằng phương thức giao hàng vật lí.
Trong trường hợp ngược lại, nếu giá hàng hoá giảm, nhà giao dịch sẽ đóng vị thế với một khoản lỗ tương ứng.
Nhà đầu cơ cũng có thể bán khống nếu có quan điểm rằng giá hàng hoá sẽ đi xuống. Quá trình tất toán tại thời điểm đáo hạn cũng sẽ tương tự như với vị thế mua. Tuy nhiên trường hợp này nhà đầu cơ sẽ lời khi giá xuống thấp hơn giá họ bán. Và lỗ nếu giá hàng hoá tăng cao hơn thời điểm mua vào.
Lưu ý rằng giao dịch kí quỹ giúp nhà đầu tư có thể mua bán khối lượng lớn hơn nhiều lần số vốn họ có ban đầu. Hệ quả là cách giao dịch này có thể nhân lên gấp rất nhiều lần lợi nhuận hay các khoản lỗ.
Hãy tưởng tượng một tài khoản có số dư 100 triệu đồng có thể giao dịch vị thế lên đến 1 tỉ đồng. Nếu giá của hàng hoá đó đi ngược vị thế của nhà đầu tư. Và số tiền lỗ vượt quá mức vốn ban đầu 100 triệu. Trong trường hợp này đơn vị môi giới sẽ thực hiện “margin call”. Theo cách gọi phổ biến là “cháy tài khoản”.
Phòng vệ bằng hợp đồng tương lai
Ngoài là giao dịch và đầu cơ, hợp đồng tương lai còn có thể ứng dụng vào mục đích gì?
Một ứng dụng quan trọng của Futures là dùng để phòng vệ giá của tài sản cơ sở. Với mục đích này, chủ yếu nhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra khi giá đi trái chiều, chứ không phải nhằm đầu cơ. Những công ty sử dụng – hoặc sản xuất hàng hoá cơ sở thường là những đơn vị hedging nhiều nhất.
Ví dụ, nhà nông trồng ngô có thể dùng hợp đồng tương lai để chốt mức giá bán cho mùa vụ ngô. Bằng cách làm như vậy, họ có thể giảm thiểu rủi ro và đảm bảo một phần lợi nhuận với mức giá cố định săn. Nếu giá ngô giảm, họ sẽ nhận được lợi nhuận từ vì thế bán khống. Và bù vào phần lỗ khi giá ngô vật chất giảm trên thị trường. Với cách làm như vậy, khoản lời và lỗ có thể bù trừ cho nhau và giúp việc phòng vệ hiệu quả.