Ngân hàng Goldman Sachs kinh doanh như thế nào?

Chắc hẳn bạn từng nghe qua tiếng tăm của ngân hàng Goldman Sachs, một trong các tổ chức tài chính lớn trên Phố Wall. Bài viết sẽ mang đến bạn những thông tin chi tiết về lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng Goldman Sachs.

Goldman Sachs chia các dịch vụ tài chính của mình thành 4 mảng

Goldman Sachs, một trong những ngân hàng đầu tư và công ty dịch vụ tài chính hàng đầu thế giới, tạo ra lợi nhuận thông qua bốn mảng hoạt động chính: ngân hàng đầu tư, dịch vụ khách hàng tổ chức, đầu tư và cho vay, và quản lý tài sản.

Trong số các tổ chức tài chính đã gây được tiếng vang cho công chúng trong cuộc khủng hoảng ngân hàng 2007-08, một số ít đã vượt qua sóng gió như Goldman Sachs (GS). Vụ vỡ nợ cho vay thế chấp dưới chuẩn mang lại cùng lúc lợi ích và thách thức cho công ty Phố Wall này. Lợi nhuận tăng cao bất thường, trong khi biến ngân hàng này thành mục tiêu cho các khoản bán khống khổng lồ, các gói tín dụng có kỳ hạn được sự cho phép của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. Goldman Sachs đã trở thành một người đi vay ròng và là biểu tượng cho tất cả những điều kỳ quặc về tài chính.

Ngày nay, công ty đứng đầu trong bối cảnh ít công ty quản lý đầu tư và ngân hàng hơn, nhưng quy mô lớn hơn. Mỗi công ty đều thành thạo trong việc kiếm tiền hàng tỷ USD.
Goldman Sachs là một phần cấu thành của các chỉ số ProShares, UltraPro, Short S và P500 ETF.

Vào ngày 17 tháng 7 năm 2018, Goldman Sachs bổ nhiệm David Solomon làm giám đốc điều hành (CEO) mới, kế nhiệm Lloyd Blankfein, người đã điều hành công ty từ năm 2006. Ông chủ ngân hàng đầu tư kỳ cựu này đã tiếp quản vào ngày 1 tháng 10 năm đó.

Theo báo cáo thường niên năm 2019, Goldman Sachs đã tạo ra hơn 36,55 tỷ đô la doanh thu ròng cho năm 2019, với 10% ROE và 10,6% ROTE. Tính đến giữa tháng 7 năm 2020, công ty có giá trị vốn hóa thị trường là 74,33 tỷ đô la.8

Mô hình kinh doanh của Goldman Sachs

Goldman Sachs, với văn phòng tại hơn 30 quốc gia, chia hoạt động của mình thành 4 lĩnh vực: ngân hàng đầu tư, dịch vụ khách hàng tổ chức, quản lý tài sản, đầu tư và cho vay.

Những điểm cần lưu nhớ khi tìm hiểu về Goldman Sachs

  • Goldman Sachs chia các hoạt động của mình thành 4 mảng chính: ngân hàng đầu tư, thị trường toàn cầu, quản lý tài sản và quản lý người tiêu dùng & tài sản.
  • Goldman đã tạo ra hơn 36,55 tỷ đô la doanh thu cho năm 2019.
  • Mặc dù nhiều tổ chức tài chính đã bị thiệt hại không thể cứu vãng được do hậu quả của cuộc khủng hoảng năm 2008, Goldman Sachs đã duy trì vị thế là công ty dẫn đầu toàn cầu.

Lĩnh vực kinh doanh của Goldman Sachs: Ngân hàng Đầu tư 

Ngân hàng đầu tư là dịch vụ khiến Goldman Sachs trở nên nổi tiếng (và khét tiếng), họ  bảo lãnh phát hành vốn cổ phần và bảo lãnh phát hành nợ.

Trong những năm gần đây, chi nhánh ngân hàng đầu tư của Goldman Sachs đã xử lý các đợt chào bán công khai ban đầu (IPO) cho các công ty đa dạng như gã khổng lồ truyền thông xã hội Snap (SNAP), trang web danh sách bất động sản Redfin, nhà bán lẻ thời trang Stitch Fix (SFIX), dịch vụ giao bữa ăn Blue Apron (APRN) và thị trường ô tô trực tuyến CarGurus (CARG). Trong năm 2018, công ty nhắm đến việc mở rộng phạm vi phủ sóng cho hơn 1.000 công ty mới.

Một trong những đợt tư vấn IPO lớn nhất của Goldman Sachs trong thời gian gần đây là cho hãng tin Twitter Inc. (TWTR) vào năm 2013, mang về cho công ty hơn 20 triệu đô la. Mảng ngân hàng đầu tư đã tạo ra 6,79 tỷ USD cho Goldman Sachs vào năm ngoái, thấp hơn khoảng 8,5% so với năm 2018.

Lĩnh vực kinh doanh của Goldman Sachs: Dịch vụ khách hàng tổ chức

Nếu tính theo cả doanh thu và lợi nhuận, mảng kinh doanh lớn nhất của Goldman Sachs là dịch vụ khách hàng tổ chức, chuyên cung cấp các dịch vụ dành cho khách hàng tổ chức (không phải dịch vụ khách hàng có tính chất tổ chức).

Một trong số các dịch vụ của Goldman Sachs là hoạt động tạo lập thị trường. Goldman Sachs nắm giữ lượng lớn vị thế của một số mã cổ phiếu nhất định (cũng như quyền chọn, hợp đồng tương lai, và các sản phẩm phái sinh khác), sau đó họ có thể mua bán, đảm bảo, tạo lập một thị trường cho các mã cổ phiếu nói trên.

Các dịch vụ khách hàng tổ chức đã mang về cho Goldman Sachs 13,48 tỷ đô la trong năm 2018, khoảng 37% doanh thu của công ty. Thu nhập từ dịch vụ khách hàng tổ chức tăng hơn 13% so với năm 2017.

Lĩnh vực kinh doanh của Goldman Sachs: Đầu tư và Cho vay

Đầu tư và cho vay là mảng Goldman Sachs hưởng lợi nhuận cao nhất từ ​​những nỗ lực của họ. Nói cho cùng, một ngân hàng đầu tư thì cũng là một ngân hàng. Goldman Sachs cho các khách hàng doanh nghiệp vay tiền và cũng có một bộ phận cung cấp các khoản vay có bảo đảm cho các cá nhân giàu có. Hãy nghĩ đến các khoản vay có nguồn gốc, nhưng chỉ dành cho một nhóm những người đi vay có tín dụng tốt và đủ khả năng để trả từng xu nợ. Có lý do tại sao việc cho vay như Goldman Sachs lại thu được nhiều lợi nhuận hơn so với cách những đối thủ cho vay khác thực hiện.

Các khoản đầu tư riêng của Goldman Sachs bao gồm sở hữu bất động sản, nợ và những cổ phiếu tương tự mà người bình thường mua, nhưng ở quy mô lớn hơn nhiều. Đầu tư và cho vay đã mang về cho công ty 8,25 tỷ đô la trong năm 2018, cao hơn 14% so với năm 2017.

Lĩnh vực kinh doanh của Goldman Sachs: Quản lý tài sản

Lĩnh vực cuối cùng cần nói đến là quản lý đầu tư (hay quản lý tài sản), một mảng kinh doanh cần thiết của bất kỳ ngân hàng đầu tư thành công nào. Quản lý đầu tư là nơi một khách hàng giàu có, hoặc đại diện của một quỹ hoặc tổ chức lớn, ngồi xuống với một chuyên gia của Goldman Sachs và nói: “Hãy làm tăng tài sản của tôi”, “Hãy để tôi đi trước người đánh thuế một bước” hoặc “Làm thế nào chúng ta có thể lấy tiền của chồng cũ?”.

Quản lý đầu tư (Investment Management) nghe có vẻ không tiên tiến về mặt công nghệ – không phải vậy – nhưng nó đòi hỏi kiến ​​thức chuyên môn về một chủ đề tẻ nhạt. Rất ít công ty có đủ trí tuệ để quản lý các khoản đầu tư khổng lồ của khách hàng. Nhưng Goldman Sachs là một trong những công ty thực hiện được việc đó.

Phần lớn doanh thu trong mảng này đến từ các khoản phí khuyến khích, được các cổ đông trả cho nhà quản lý quỹ để họ có động lực làm gia tăng khối lượng tài sản được quản lý. Quản lý đầu tư đã tạo ra doanh thu 7,02 tỷ đô la cho Goldman Sachs vào năm ngoái, có thể so sánh với các con số cho mọi phân khúc ngoại trừ dịch vụ khách hàng tổ chức.

Kế hoạch tương lai trong câu chuyện kinh doanh của Goldman Sachs

Theo báo cáo thường niên gần đây nhất, các kế hoạch tương lai của Goldman Sachs bao gồm củng cố hoạt động kinh doanh hiện tại: Bằng cách tăng cường các mối quan hệ khách hàng, và cung cấp các khả năng kinh doanh mới để phục vụ tốt hơn. Công ty đặt mục tiêu đặc biệt là tăng một số dòng doanh thu dựa trên phí cố định, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động trên toàn công ty.

Một cuộc đại tu hoàn chỉnh

Bắt đầu với quá trình chuyển đổi Giám đốc điều hành vào mùa thu năm 2018, Goldman Sachs đã thực hiện một cuộc đánh giá lớn và đại phẫu tiềm năng đối với từng phân khúc trong số bốn phân khúc chính của mình. Hi vọng công ty sẽ tiếp tục sửa đổi và nâng cao các dịch vụ của mình để phù hợp hơn với tập khách hàng ngày càng tăng. Trong khi không nhất thiết phải thay đổi chiến lược kinh doanh cơ bản của họ.

Các thách thức quan trọng trong chuyện kinh doanh của Goldman Sachs

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã khiến một số công ty tài chính lớn (ví dụ như Lehman Brothers) phá sản. Những công ty khác, như American International Group, Inc. (AIG) và Bank of America Corp. (BAC), chỉ tồn tại được nhờ sự hỗ trợ cứu vớt từ chính phủ Hoa Kỳ. Goldman Sachs nằm đâu đó ở giữa. Họ đã nhận được 10 tỷ đô la thông qua Chương trình cứu trợ tài sản gặp khó khăn và thậm chí còn nhiều hơn thế, gián tiếp thông qua những người thụ hưởng TARP khác. Mười năm sau, Goldman Sachs vẫn là một công ty vững mạnh thay vì chỉ là cái tên trong quá khứ.

Tuy nhiên, công ty vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ một loạt các ngân hàng đầu tư nổi tiếng khác và các tổ chức tài chính lớn. Hơn nữa, các chế tài pháp lý dành cho ngân hàng đầu tư rất nghiêm ngặt và luôn có khả năng siết chặt thêm trong tương lai.