Cổ phiếu (Stock) là gì?
Cổ phiếu (còn gọi là cổ phần) là một loại chứng khoán thể hiện quyền sở hữu một phần của doanh nghiệp khi phát hành. Người nắm giữ cổ phiếu (stock holder) có quyền hạn gắn với phần tài sản hoặc doanh thu của công ty đó.
Cổ phiếu chủ yếu được mua bán trên sàn giao dịch cổ phiếu. Ngoài ra còn có thể mua bán riêng với nhau. Đây là nền tảng trong danh mục của rất nhiều nhà đầu tư. Giao dịch cổ phiếu phải phù hợp với quy định pháp luật, nhằm bảo vệ nhà đầu tư tránh các hành vi gian lận.
Trong lịch sử thì cổ phiếu thường vượt mặt các khoản đầu tư khác về dài hạn. Stock có thể mua từ hầu hết các đơn vị môi giới trực tuyến. Đầu tư cổ phiếu khác xa so với đầu tư bất động sản.
Những điểm cần nhớ để hiểu cổ phiếu là gì
- Cổ phiếu là một dạng chứng khoán, thể hiện một phần quyền sở hữu công ty.
- Doanh nghiệp phát hành (tức bán) cổ phiếu để gọi vốn vận hành công ty. Có hai loại cổ phiếu thường gặp: Phổ thông và Ưu đãi.
- Stock được mua bán trên sàn giao dịch, và đôi khi là riêng tư. Là trụ cột của các danh mục đầu tư.
- Trong quá khứ, cổ phiếu sinh lời về dài hạn hơn hẳn các loại hình đầu tư khác.
Hiểu sâu hơn về cổ phiếu
Các công ty phát hành cổ phiếu để có vốn kinh doanh. Người nắm giữ stock tức đã nắm một phần của công ty. Và tuỳ vào loại cổ phiếu nắm giữ, họ sẽ có quyền hạn trong một phần tải sản và thu nhập của doanh nghiệp.
Hay nói cách khác, người nắm cổ phiếu chính là chủ sở hữu của công ty phát hành. Quyền sở hữu phụ thuộc vào số lượng cổ phần một người hay một tổ chức nắm giữ, so với tổng số cổ phần.
Ví dụ, công ty A phát hành 1000 cổ phiếu. Nếu ai đó nắm giữ 100 cổ phần, thì họ sẽ là chủ sở hữu 10% tài sản và thu nhập của công ty.
Vấn đề pháp lí của sở hữu cổ phiếu
Người nắm giữ cổ phiếu không sở hữu doanh nghiệp. Họ sở hữu các cổ phần phát hành bởi doanh nghiệp đó. Nhưng vì một doanh nghiệp/công ty là tổ chức đặc biệt. Pháp luật xem chúng như là một dạng “con người pháp lí”, gọi là thể pháp/pháp nhân. Hay nói cách khác, doanh nghiệp có thể đóng thuế, vay mượn, sở hữu tài sản của chính nó.
Ý tưởng doanh nghiệp là một pháp nhân có nghĩa là tổ chức này có thể sở hữu tài sản của chính nó. Ví dụ văn phòng một công ty đầy ắp bàn ghế. Thì số bàn ghế đó thuộc về công ty, chứ không phải là những nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu công ty.
Sự phân biệt khá quan trọng nếu muốn hiểu rõ về cổ phiếu. Bởi vì tài sản của công ty về mặt pháp luật sẽ tách biệt với tài sản của nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu. Dẫn đến các giới hạn về nợ của cả công ty và cá nhân nhà đầu tư.
Nếu công ty đó phá sản, toà án có thể yêu cầu bán hết tất cả tài sản của công ty đó. Nhưng tuyệt nhiên không phải của cá nhân nhà đầu tư nào hết. Nên tài sản riêng của bạn sẽ không bị rủi ro. Toà án thậm chí không thể ép bạn phải bán cổ phiếu đang nắm giữ. Mặc dù khả năng cao lúc đó giá cổ phiếu đã giảm nhiều.
Ngược lại, nếu cá nhân nhà đầu tư phá sản. Họ sẽ không thể lấy tài sản của công ty đem bán để trả cho các chủ nợ được.
Người nắm giữ cổ phiếu và quyền sở hữu vốn
Thứ nhà đầu tư thực sự nắm giữ là các cổ phiếu phát hành bởi công ty. Và công ty sở hữu tài sản dưới tư cách một tổ chức. Cho nên nếu bạn sở hữu 33% cổ phần, sẽ không đúng nếu nói rằng bạn sở hữu 1/3 công ty. Thay vào đó, đúng hơn là bạn sở hữu 100% của 1/3 lượng cổ phần của doanh nghiệp.
Người nắm giữ cổ phiếu không thể làm gì tuỳ thích với công ty hay tài sản liên quan. Bạn không thể lấy một cái ghế ra khỏi công ty và nói đó là của bạn. Vì công ty sở hữu cái ghế đó, chứ không phải bạn. Ý tưởng này gọi là “sự phân biệt giữa quyền sở hữu và kiểm soát”.
Sở hữu cổ phần giúp bạn có quyền bỏ phiếu trong các hội nghị cổ đông. Cũng như nhận cổ tức (dividend) khi công ty chia sẻ lợi nhuận. Và bạn cũng được quyền bán số cổ phiếu mình có cho người khác.
Lợi ích của việc sở hữu stock
Khi sở hữu lượng cổ phiếu đủ lớn, quyền bỏ phiếu của bạn sẽ mạnh hơn. Và có thể gián tiếp kiểm soát hướng đi của một công ty bằng cách chỉ định ban điều hành. Điều này thể hiện rõ ràng nhất khi một doanh nghiệp thâu tóm đối thủ. Họ không hề đi khắp văn phòng đối thủ thu mua hết lại từng cái bàn cái ghế hay câu kéo nhân viên. Điều họ làm chính là mua hết số cổ phiếu của đối thủ. Ban điều hành công ty có trách nhiệm gia tăng giá trị doanh nghiệp.
Đối với hầu hết nhà đầu tư bình thường, việc không thể quản lí công ty không phải vấn đề quá lớn. Điều quan trọng khi là nhà đầu tư, đó là quyền hạn của bạn gắn với một phần lợi nhuận của công ty. Đó cũng là nền tảng của giá trị cổ phiếu. Càng sở hữu nhiều cổ phần hơn, thì phần lợi nhuận bạn nhận được càng lớn.
Cũng nên lưu ý nhiều công ty không trả cổ tức. Thay vào đó họ dùng lợi nhuận để tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên dù làm vậy thì nó cũng phản ánh vào giá trị của cổ phiếu và khoản đầu tư của bạn vẫn có thể sinh lời.
Cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi là gì?
Có hai loại hình cổ phiếu chính: thường và ưu đãi. Cổ phiếu thường (phổ thông) thường cho phép chủ sở hữu có quyền bỏ phiếu và nhận cổ tức. Trong khi loại ưu đãi thường sẽ không có quyền bầu chọn gì cả. Nhưng được phần tỉ lệ tài sản hay thu nhập cao hơn loại phổ thông. Thực tế chủ sở hữu của cổ phiếu ưu đãi thường được nhận cổ tức trước người nắm giữ cổ phiếu thường. Và đứng ở thứ tự ưu tiên cao hơn khi công ty phá sản hay bị thanh lí.
Loại cổ phiếu thường phát hành đầu tiên vào năm 1602 thuộc về Công ty Đông Ấn Hà Lan.
Doanh nghiệp có thể phát hành thêm cổ phiếu mới bất cứ khi nào cảm thấy cần thêm tiền mặt. Điều này làm loãng quyền sở hữu của các nhà đầu tư hiện tại (giả định rằng họ không mua thêm cổ phần mới). Doanh nghiệp cũng có thể mua lại cổ phiếu và làm lợi cho các nhà đầu tư hiện hữu. Vì việc này làm cổ phiếu tăng giá trị.
Cổ phiếu và trái phiếu
Mục đích của công ty khi phát hành cổ phiếu là gì? Là để gọi vốn, gọi dòng tiền mới. Và dùng để tăng trưởng, phát triển dự án mới. Khi nhà đầu tư mua trực tiếp từ công ty gọi là thị trường sơ cấp. Khi mua gián tiếp qua nhà đầu tư khác gọi là thị trường gián tiếp.
Còn trái phiếu (Bond) khác cổ phiếu về cơ bản trong rất nhiều phương diện. Đầu tiên, người nắm giữ trái phiếu là chủ nợ của công ty. Và gắn với quyền nhận lãi và hoàn trả nợ. Chủ nợ đứng ớ mức ưu tiên pháp lí cao hơn so với chủ đầu tư trong trường hợp doanh nghiệp phá sản. Các công ty sẽ bị buộc bán tài sản để trả cho chủ nợ.
Nhà đầu tư cổ phiếu thì khác, nằm ở mức pháp lí cuối cùng và thường mất trắng trong những sự kiện như vậy. Điều này có nghĩa rằng đầu tư cổ phiếu rủi ro hơn trái phiếu.